Máy sấy quần áo ngày càng trở thành thiết bị gia dụng thân thuộc trong gia đình Việt. Máy sấy quần áo giúp sấy khô quần áo sau khi giặt. Để máy sấy quần áo hoạt động hiệu quả nhất thì cần chú ý luôn giữ vệ sinh cho thiết bị. Hãy theo dõi hướng dẫn cách vệ sinh bảo dưỡng máy sấy quần áo đúng cách sau đây để đảm bảo máy sấy quần áo hoạt động tốt nhất.
Tại sao nên vệ sinh bảo dưỡng máy sấy quần áo
Theo Hiệp hội Phòng cháy chữa cháy quốc gia Mỹ, đã có nhiều vụ cháy máy sấy xảy ra. Từ năm 2014 tới 2018, có tới 32% vụ cháy máy sấy quần áo là do không làm sạch khay lọc bụi vải. Nguyên nhân của những vụ cháy máy sấy này là do bụi vải tích tụ lâu ngày ở bộ lọc. Điều này làm cản trở sự lưu thông không khí. Nếu nó không được lưu thông mà tích tụ trong máy lâu sẽ sinh lượng nhiệt cao. Gây ảnh hưởng rất lớn đến động cơ và các khí cụ điện bên trong thiết bị máy sấy quần áo.
Nên vệ sinh bảo dưỡng máy sấy quần áo khi nào?
Chúng ta nên kiểm tra máy sấy quần áo nếu thấy thiết bị sấy quần áo lâu khô tiếng động cơ khi hoạt động nghe rất ồn, không còn êm ái như bình thường thì có thể những xơ vải đã tích tụ gây kẹt nghẽn trong ống thông hơi và ngăn cản luồng hơi thoát ra ngoài. Trường hợp khác, khi sờ vào thân máy thấy khu vực điều khiển của thiết bị nóng hơn bình thường, chắc chắn bạn nên ngắt nguồn điện để rà soát từng bộ phận của máy. Đặc biệt là các bộ phận: bộ phận thông hơi, bộ phận cửa hút khí.
Cách vệ sinh bảo hưỡng máy sấy quần áo lồng ngang
1. Các dụng cụ chuẩn bị để vệ sinh máy sấy quần áo
Để chuẩn bị cho việc vệ sinh máy sấy quần áo lồng ngang nhiều tính năng các bạn không thể quên chuẩn bị các dụng cụ cần thiết như: bàn chải, khăn mềm, giấm trắng, vòi nước cao áp, và các dung dịch tẩy rửa thông thường loại nhẹ,…
2. Vệ sinh lưới lọc máy sấy quần áo
Lưới lọc là bộ phận thường xuyên bị tích tụ bụi bẩn, xơ vải trong quá trình sấy quần áo nhất. Để làm sạch bộ phận này các bạn cần mở nắp máy, kéo lưới lọc ra ngoài rồi dùng khăn mềm để lau, loại bỏ tất cả các xơ vải bám trên bề mặt lưới lọc. Sau khi vệ sinh xong thì có thể lắp lưới lọc lại như cũ để sử dụng trong những lần sấy sau. Lưu ý: nên vệ sinh bộ phận lưới lọc này thường xuyên. Nếu được thì nên thực hiện vệ sinh lưới lọc sau mỗi lần sấy quần áo xong.
3. Vệ sinh bộ cảm ứng của máy sấy quần áo
Bộ phận cảm ứng của máy có tác dụng nhận biết được quần áo đã sấy khô hay chưa. Vì vậy việc vệ sinh bộ phận này là rất cần thiết. Các bước tiến hành vệ sinh bộ phận cảm ứng như sau:
- Bước 1: Rút nguồn của máy sấy quần áo và để thiết bị nguội hoàn toàn
- Bước 2: Sử dụng một chiếc khăn mềm sạch nhúng với một ít dung dịch giấm trắng pha loãng. Sau đó, dùng một chiếc khăn khô mềm khác lau sạch lại. Chú ý: chỉ sử dụng những dung dịch tẩy rửa thông thường. Không nên sử dụng các dung dịch tẩy rửa mạnh để lau bộ phận này để tránh gặp sự cố khi máy hoạt động.
4. Vệ sinh ngăn chứa nước của máy sấy quần áo
Trên thị trường hiện nay đang phổ biến dòng máy sấy dạng ngưng tụ. Loại máy này khi nước ẩm đọng lại trên quần áo sẽ bốc hơi lên cao. Từ đó, theo ống dẫn sẽ ngưng tụ thành ở ngăn chứa chuyên dụng. Vì vậy, cần đổ hết nước bên trong ngăn chứa sau mỗi lần sử dụng. Tránh nước bị đầy và sẽ bị tràn ra ngoài. Bạn sẽ dễ dàng nhận biết được nước đã đầy do một số dòng máy sấy sẽ có đèn báo hiệu. Ngoài đổ nước, cũng cần chú ý làm sạch ngăn chứa theo cách thông thường. Sau đó lắp lại như cũ để sử dụng cho lần sấy tiếp theo.
5. Vệ sinh hệ thống thông hơi của máy sấy quần áo
Hệ thống thông hơi của máy sấy quần áo được nên được vệ sinh sau khoảng 20 lần sấy. Cần đảm bảo máy sấy đã nguội hoàn toàn và ngắt nguồn điện khi muốn vệ sinh. Vì bộ phận này nằm bên trong máy. Sau đó mở cụm 4 khóa bình thông hơi, mở trôn đĩa rồi kéo bình thông hơi ra ngoài rồi vệ sinh. Chú ý nên sử dụng áp suất nước lớn như vòi xịt cao áp để nước đổ ra ngoài. Sau đó, lắp bình đã được vệ sinh sạch sẽ vào máy. Khớp 4 khóa vào đúng vị trí để hoàn tất quá trình vệ sinh.
6. Vệ sinh lồng sấy của máy sấy quần áo
Lồng sấy của máy sấy quần áo là bộ phận tiếp xúc trực tiếp với quần áo. Giống các loại máy giặt sấy tích hợp 2 tính năng, bộ phận này nên được vệ sinh thường xuyên. Sau mỗi lần sấy hoàn thành, những cặn bẩn, bụi và xơ vải sẽ vương lại bên trong lồng sấy. Chúng ta có thể sử dụng khăn mềm sạch ẩm để lau và loại bỏ sạch những cặn bẩn, bui và xơ còn vương lại bên trong lồng sấy.
7. Vệ sinh bên ngoài máy
Tính thẩm mỹ của máy sấy quần áo sẽ được quyết định bởi bộ phận vỏ ngoài máy. Phần vỏ tiếp xúc với bụi bẩn và những tác nhân khác từ bên ngoài. Chính vì thế, việc vệ sinh bên ngoài sẽ giúp chiếc máy giữ được vẻ bóng bảy, sang trọng. Cách vệ sinh máy sấy quần áo từ bên ngoài như sau: dùng khăn mềm sạch thấm với một chút dung dịch rửa nhẹ để lau chùi xung quanh, tiến hành lau lại bằng khăn sạch khô, tiến hành định kỳ thường xuyên để đạt hiệu quả tốt nhất như mong muốn.
Một số lưu ý để máy sấy quần áo hoạt động hiệu quả nhất và tuổi thọ bền hơn:
- Với các loại vải nhiều xơ, thay vì cho vào máy sấy quần áo thì tốt nhất chờ ngày nhiều nắng gió nên phơi ngoài không khí.
- Luôn giữ lồng sấy của máy sạch sẽ, không nên để máy chạy quá tải.
- Nếu thấy ống thông hơi của máy có bất cứ vấn đề gì như nứt hoặc hư hỏng thì nên gọi thợ kiểm tra thật kỹ.
- Làm sạch bề mặt bên ngoài bằng khăn mềm pha chút dung dịch tẩy rửa nhẹ
- Luôn hút sạch xơ vải ra khỏi cửa hút khí, lỗ thông hơi và các kẽ hở thường xuyên là tốt nhất.
Việc sở hữu sử dụng một chiếc máy sấy quần áo trong gia đình sẽ đem lại rất nhiều tiện ích. Thiết bị máy sấy này đặc biệt phù hợp cho những gia đình phụ vụ mục đích chăm sóc trẻ nhỏ và sức khỏe của gia đình trong những ngày mưa nồm ẩm ướt. Bạn hãy bỏ túi cẩm nang chăm sóc nhà cửa của mình cách vệ sinh bảo dưỡng máy sấy quần áo hiệu quả, đúng cách trên đây để chiếc máy sấy quần áo hữu dụng trong gia đình luôn đảm bảo khả năng hoạt động tốt nhất và tuổi thọ của máy được bền lâu nhé!