3 kinh nghiệm chọn mua đèn học chống cận tốt nhất

Đèn học chống cận là thiết bị quen thuộc để phục vụ nhu cầu học tập, đọc sách, nghiên cứu…Vậy nên chọn loại nào phù hợp với con mình? Sau đây là một số kinh nghiệm giúp quý khách hàng có kiến thức hữu ích để chọn mua được sản phẩm tốt nhất!

1. Đảm bảo ánh sáng phát ra tốt

  • Ánh sáng phát ra liên tục, không gây chói lóa, độ sáng ổn định, đặc biệt ánh sáng phải được phân bố đều để đảm bảo mắt không bị điều tiết nhiều, không gặp tình trạng mỏi mắt trong khi học.
  • Chỉ số hoàn màu cao tốt nhất từ 95 trở lên gần với ánh sáng tự nhiên. Đối với chỉ số này sẽ thể hiện rõ chất lượng của đèn và ảnh hưởng trực tiếp đến màu sắc, độ trung thực của vật được chiếu sáng.
  • Có công tắc hỗ trợ điều chỉnh độ sáng linh hoạt để đảm bảo độ sáng phù hợp trong nhiều hoàn cảnh sử dụng khác nhau.
  • Lưu ý ánh sáng phát ra không chứa chất độc hại đến môi trường, tiết kiệm điện và đảm bảo thời gian sử dụng lâu dài.

2. Bí quyết chọn bóng đèn phù hợp

Hiện nay, trên thị trường có nhiều loại bóng đèn khác nhau từ đèn sợi đốt, đèn halogen đến đèn compact và đèn LED.

  •  Đèn sợi đốt và đèn halogen có ưu điểm chính là phát ra ánh sáng liên tục, không nhấp nháy nên mắt không phải điều tiết quá nhiều, giảm tình trạng mỏi mắt. Tuy nhiên, nhược điểm là bóng tỏa ra nhiều nhiệt, tạo cảm giác khó chịu khi học lúc trời nóng, không tiết kiệm điện năng. Đặc biệt với đèn sợi đốt thì phần dây tóc dễ bị đứt khi di chuyển nhiều hoặc va chạm mạnh.
  •  Đèn compact thì có ưu điểm là ít tỏa nhiệt, tiết kiệm điện và tuổi thọ lâu bền. Mặc dù vậy, nhược điểm là đèn có chứa chất lỏng thủy ngân, chẳng may bị vỡ sẽ khó xử lý khi đối tượng sử dụng là trẻ nhỏ vốn hiếu động, rất nguy hiểm.
  • Cuối cùng là đèn LED tuy có giá thành cao hơn so với 3 loại trên, song lại tổng hợp tất cả ưu điểm của các loại đèn. Đèn LED phát ánh sáng liên tục nên không gây mỏi mắt, ít tỏa nhiệt ra ngoài, tiết kiệm điện và tuổi thọ cao.

Như vậy, để chọn tổng hợp từ những yếu tố trên thì đèn LED là bóng đèn phù hợp nhất cho lứa tuổi học sinh cả về chất lượng chiếu sáng cũng như độ bền, tiết kiệm năng lượng. Đối với đèn LED, công suất phù hợp cho trẻ là từ 5 – 10W, không nên chọn quá lớn đèn sẽ có ánh sáng gay gắt, gây chói mắt, mỏi mắt cho trẻ.

3. Lựa chọn thiết kế của đèn

  •  Chiều cao tiêu chuẩn cho đèn học chống cận dành cho học sinh tiểu học là khoảng 40 – 50 cm. Đây là chiều cao thích hợp để ánh sáng có thể lan tỏa đều xung quanh bàn học, giúp trẻ học bài không lo thiếu sáng.
  • Về phần thân đèn, nên chọn dạng trục xoay có thể điều chỉnh mọi chiều hướng 360 độ ra các phía, các góc độ khác nhau để đảm bảo bề mặt chiếu sáng được rộng rãi.
  • Ngoài ra, khi chọn đèn bàn học chống cận cho trẻ cha mẹ cũng nên lưu ý chọn phần chụp đèn có tản sáng phù hợp. Chụp đèn không nên tập trung quá vào một chỗ, không nên hắt ra nhiều quá chói mắt và cũng không được che khuất quá nhiều ánh sáng gây thiếu sáng.

Một số lưu ý khi sử dụng đèn học chống cận

  • Khi cho trẻ ngồi vào bàn học bài, không nên chỉ bật duy nhất mỗi đèn bàn học. Nếu chỉ có một nguồn sáng duy nhất thì khi học lâu trẻ sẽ bị mỏi mắt, lâu dần sẽ dẫn đến các bệnh nguy hại cho mắt.
  • Không nên để trẻ nghịch phá, tắt bật đèn liên tục vì sẽ làm cho bóng điện dễ bị chập cháy, hư hỏng.
  • Điều chỉnh độ cao phù hợp với chiều cao của trẻ để đèn không bị chiếu thẳng vào mặt gây tình trạng chói, lóa mắt.
  • Đề tránh hiện tượng sấp bóng, cha mẹ tuyệt đối không kê bàn học của trẻ ngược phía đèn tuýp trong phòng.

Như vậy với những kinh nghiệm bỏ túi trên đây,  mong rằng bạn sẽ chọn được những mẫu đèn học chống cận phù hợp cho trẻ nhỏ nhà mình hoặc để trang trí thêm cho góc bàn làm việc thêm phần sinh động.

Theo Điện máy chợ lớn

Từ khóa: ,